Tiền cổ, tiền xưa Tiền hình Trâu trong câu chuyện Trâu và Tiền đi liền với nhau
Chuyện về “Đồng tiền Con trâu xanh và Hình tượng Trâu trên tiền giấy Việt Nam” hãy cùng tìm hiểu với nhadammy.com nhé.
Dù có tin hay không nhưng Trâu và Tiền đi liền với nhau là có thật. Chẳng thế mà thị trường chứng khoán toàn thế giới thường lấy hình tượng bò mộng để thể hiện sức mạnh tăng trưởng.
Tôi sinh năm trâu, yêu tiền lại làm tiền nên ngày nào cũng cày bục mặt. Được cái chăm chỉ nên vom vem cũng tạm đủ ăn. Năm Tân Sửu đến rồi, chắc năm nay các cụ Táo Quân sẽ cưỡi Trâu thần bay lên Giời. Tiện đây, xin bàn đôi chút về sự liên quan của Trâu với Tiền, cũng coi có chút câu chuyện để các Cụ tâu trình cho rôm rả, mong cho sang năm Tân Sửu may mắn.
TRÂU là hình tượng khá đặc biệt trên tiền giấy Việt Nam còn gọi là tiền hình Trâu, Nó không nằm trong mô típ trang trí truyền thống, chẳng phải tứ linh hay cá chép (hoá rồng), nhưng hình tượng trâu vẫn là hình tượng được sử dụng nhiều nhất.
Hơn 100 năm nay, trâu và tiền gắn với nhau. Từ đợt phát hành đầu tiên 1891, trên tiền giấy Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine), các hoạ sĩ đã đưa 5 mẫu hình tượng trâu vào đồng tiền. Đồng tiền có hình tượng Trâu xuất hiện cuối cùng là mẫu 100 đồng phát hành năm 1985, khi mà trâu và máy caỳ cùng xuất hiện trên cánh đồng. Sau này, không còn trâu nữa, máy cày cũng chỉ còn trên tờ 200 đồng hiện nay đang dùng. Có lẽ năm nay tờ trâu sắt 200 đồng này lại có giá cũng có thể gọi là tiền hình trâu sắt.
Trên tiền giấy nước ta, kể từ ngày thành lập 1945, hình tượng Trâu xuất hiện khá nhiều. Đồng tiền nổi tiếng nhất có lẽ là đồng Con trâu xanh do hoạ sĩ Nguyễn Huyến vẽ năm 1945-1946 với mệnh giá 100 đồng. Đây là tờ bạc có giá trị lớn nhất thời đó, kích thước to nhất cho tới tận bây giờ
Tôi xin chép lại 1 đoạn tâm sự của hoạ sĩ Nguyễn Huyến khi vẽ đồng tiền này:
“Trâu- con vật quen thuộc này tôi đã nhiều lần thể hiện rõ trên những bức tranh quê. Nhưng lần này vẽ giấy bạc không thể phóng tác được mà phải vẽ tỉ mỉ. Nghĩ vậy, tôi về làng Láng (ngoại thành Hà Nội), ra đồng quan sát một con trâu ở thế đang gặm cỏ trên bờ ruộng. Ruộng làng Láng hồi đó khô nẻ chân chim, vì mấy tuần qua trời chỉ có nắng, không mưa. Thấy tôi mặc quần áo trắng, lại theo dõi sát nó, có lẽ còn trâu tưởng Tây nên trợn trừng đôi mắt và dừng lại không gặm cỏ nữa.
Trâu ơi – Tôi vỗ về nó – ta không phải thực dân Pháp đâu. Đừng húc nhé! Ta đi vẽ hình trâu để in giấy bạc của nước Việt Nam độc lập đây mà! Vinh dự biết mấy, trâu ơi! – Tôi nói tiếp – nay mai phát hành tiền ta, trâu sẽ được đi khắp nơi khắp chốn để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân!”
Bàn về nghệ thuật tờ bạc tiền hình trâu này, có thể thấy đây là bức tranh sinh động về cảnh lao động nông nghiệp- một cảnh vô cùng đặc trưng của Việt Nam những năm đầu lập nước. Các hình tượng được hoạ sĩ Nguyễn Huyễn vẽ khá to mang phong cách biểu hiện. Dáng người tạo thế rất mạnh mẽ, người kéo, người cuốc, người vác, người cấy đó là tập hợp của các hoạt động nông nghiệp từ cày cuốc, cấy, gặt…Đối ngược với cảnh người lao động là hình tượng chú Trâu xanh bình thản, chậm rãi gặm cỏ.
Nếu so sánh với các mẫu tiền khác có hình tượng trâu thì tiền hình trâu, có thể nói đây là tờ bạc được thể hiện thành công nhất, nổi tiếng nhất.
Phong cách sáng tác tờ tiền cũng rất khác biệt với các mẫu xuất hiện trước và sau nó. Tờ bạc được thiết kế với phong cách vừa mang âm hưởng của giấy bạc Đông Dương ở các thiết kế trang trí và các dải hoa văn xung quanh, cũng như các cụm số nhưng điểm khác biệt rất lớn tờ bạc giống như 1 bức tranh hội hoạ đầy sinh động. Mặt sau là cảnh nông nghiệp, mặt trước ngoài chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh thì có hình người vác cuốc và cầm bay xây dựng.
Xem xét về màu sắc của tờ bạc, mẫu này có màu Nâu, Vàng, Xanh. Hình tượng người thể hiện màu nâu như tượng trưng cho người nông dân, hình tượng trâu màu xanh. Hoạ sĩ Nguyễn Huyến giải thích: “Vẽ trâu màu xanh là để đảm bảo hài hoà về màu sắc nhưng cũng nhận thấy màu xanh là màu dễ kiếm nhất thời bấy giờ”.
Về yếu tố bảo an, tuy đây là các mẫu đầu tiên của hoạ sĩ Việt Nam thực hiện nhưng các cụ đã lồng yếu tố chống giả với chi tiết “đánh dấu một chấm nhỏ ở góc phải tờ bạc và cùng màu với tờ bạc để dễ dàng nhận ra giấy bạc thật và bạc giả”.
Thông tin tác giả tác phẩm mẫu 100 đồng con trâu xanh – tiền xưa, tiền cổ, tiền hình trâu, tiền trâu Việt Nam
-Tác giả mẫu: Hoạ sĩ Nguyễn Huyến vẽ hình tượng chính. Các hoa văn và nền, cụm số do 2 người là kiến trúc sư Lương Văn Tuất và ông Đào Văn Trung (từ sở địa đồ cũ).
-Mẫu được phát hành cùng loạt mẫu tiền đầu tiên của Việt Nam: 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 100 đồng.
-Thời gian: khoảng cuối tháng 10 năm 1945 bắt đầu làm việc. 1946 phát hành.
-Người duyệt: Bộ trưởng tài chính Phạm Văn Đồng.
-Người tổ chức, hậu cần cho việc vẽ mẫu: Ông Phạm Quang Chúc.
-Nơi thiết kế: số 10 Lê Lai- Hoàn Kiếm- Hà Nội
-Nơi in ấn: Nhà in Tiến Bộ ( nhà in Taupin cũ tại Cửa Nam Hà Nội)
Chuyện chỉ có thế, dù có tin hay không, tiền hình trâu TRÂU VÀ TIỀN đi liền với nhau ( ít nhất bởi vần Tờ).
Chúc các cụ tuổi Trâu hay mọi tuổi khác mạnh khoẻ sống lâu, chăm chỉ làm giàu, may mắn hưởng hạnh phúc dài lâu và sở hữu sưu tầm được nhiều tiền hình trâu.
Xem thêm:
Tiền xưa, Tiền cổ Việt Nam – Đông Dương
Thu mua tiền xưa, tiền cổ, tiền xu cổ
Thu mua Tiền Xưa, Tiền Cổ, Tiền Xu cổ trên toàn quốc
Facebook: https://www.facebook.com/NhaDamGiongMyThaiLan/
Hotline: 0399 211 017
Địa chỉ: Tổ 20 ấp Tấn Hưng, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang (cầu gãy Tấn Hưng)